BẢN TIN HANOI TOURISM
TOP
  /  Kinh nghiệm du lịch   /  Du lịch Quy Nhơn mùa lễ hội có gì vui?

Du lịch Quy Nhơn mùa lễ hội có gì vui?

Du lịch Quy Nhơn không chỉ thu hút du khách bởi các danh lam thắng cảnh hay các món ăn đặc sản vùng miền mà tới thăm Bình Định vào những mùa lễ hội, du khách còn được nhìn ngắm nhìn và cảm nhận một Quy Nhơn hoàn toàn khác và đặc biệt.

Khác với mùa du lịch, lễ hội Quy Nhơn không tập trụng vào khoảng thời gian cố định nào trong năm mà trải đều suốt các tháng và ở các địa điểm khác nhau. Du khách nếu có dịp du lịch Quy Nhơn vào đúng mùa lễ hội hay khi đang có lễ hội nào diễn ra thì có thể tranh thủ tham gia, tìm hiểu và trải nghiệm nét văn hoá đặc sắc này.

Quy Nhơn không chỉ có những bãi biển đẹp mà còn có nhiều lễ hội truyền thống dân gian

Các lễ hội Quy Nhơn nổi tiếng

Xem thêm: 

Quy Nhơn là vùng đất có nhiều lễ hội với tầm cỡ và quy mô khác nhau, nhưng nổi tiếng nhất là các lễ hội đặc sắc sau đây.

Lễ hội Quy Nhơn – Hội làng Thị Tứ

Hội làng Thị Tứ tại Bình Định

Làng Thị Tứ là làng nghề truyền thống về nghề rèn và chạm vàng thủ công. Hàng năm, cứ tới ngày 12/2 Âm lịch là người dân nơi đây lại tổ chức hội làng để tưởng nhớ Ổng tổ nghề Đào Giã Tương – người có công truyền dạy nghề cho dân làng. Lễ hội Quy Nhơn ý nghĩa này được tổ chức tại nhà thờ tổ họ Đào và được làm rất linh đình.

Lễ hội Quy Nhơn – Lễ hội Cầu Ngư

Lễ hội Cầu Ngư ở Quy Nhơn là một lễ hội dân gian truyền thống gắn liền với đời sống ngư dân địa phương. Không chỉ là lễ hội lớn nhất, thu hút được nhiều sự quan tâm, tham gia của du khách mà lễ hội Quy Nhơn này còn mang ý nghĩa tỏ lòng biết ơn đối với vị thần Nam Hải hay còn gọi là cá Ông (cá Voi) và cầu cho một mùa đánh bắt bội thu.

Tuỳ từng địa phương tổ chức mà lễ hội Quy Nhơn này có thể được vào những ngày khác nhau như ngày 11-15/2 âm lịch hàng năm tại xã Nhơn Hải, vào mồng 10 tháng Giêng âm lịch tại làng Xương Lý hoặc ngày 6 tháng 3 âm lịch tại làng Hưng Lương.

Lễ hội Quy Nhơn – Hội Đống Đa – Tây Sơn

Một trong những lê hội Quy Nhơn lớn và quy mô nhất

Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn này được tổ chức thường niên vào mỗi dịp đầu xuân (ngày mùng 4 – 5 âm lịch), tại Bảo tàng Quang Trung, thôn Kiên Mỹ, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, Bình Định. Lễ hội Quy Nhơn này mang nhiều ý nghĩa, vừa là để tưởng nhớ công lao của Vua Quang Trung mà cũng là cách mà người dân nơi đây gìn giữ, lưu truyền lại những nét đẹp về văn hoá truyền thống cho các thế hệ mai sau.

Lễ hội Quy Nhơn – Lễ cúng cá Ông

Một trong những bộ xương cá Ông được thờ tại miền biển

Cá Ông (hay còn được hiểu là cá Voi), được các làng chài, xã ven biển Bình Định cho là “vị Thần” thường xuyên cứu giúp các ngư dân và thuyền đi biển gặp nạn. Chính vì thế, vào ngày 15/3 Âm, lễ hội Quy Nhơn cúng cá Ông được tổ chức tại đền thờ riêng với các hoạt động múa hát bả trạo, hát bội…

Lễ hội Quy Nhơn – Lễ hội Đổ Giàn

Hoạt động náo nhiệt tại lễ hội Đổ Giàn – Bình Định

Cứ tới ngày Rằm tháng 7 của các năm Tỵ, Dậu, Sửu, người dân huyện An Nhơn và các huyện lân cận đều đổ về làng An Thái, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định để dự lễ Vu Lan, xem hát bội và tham gia các cuộc thi tài đặc sắc, mang đậm màu sắc truyền thống, dân gian nơi đây.

Một hoạt động thu hút được nhiều người tham gia và cũng là hấp dẫn nhất của lễ hội Quy Nhơn này, đó chính là “hội xô cỗ” (xô giàn hay đổ giàn). Các đội tham gia sẽ có mục đích chính là mang được “heo cúng” trên mâm cúng Thần về đích. Tất nhiên là sẽ không có gì dễ dàng khi mâm cúng được đặt trên cao, heo cúng cũng chỉ nặng khoảng… “đôi ba chục ký” và mỗi đội đều có người sẵn sàng cản đường, “cướp” lại heo cúng từ đội khác.

Lễ hội Quy Nhơn – Hội An Thái

Tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm tại chùa Bà, làng An Thái, huyện An Nhơn. Ngoài ý nghĩa lễ Vu Lan – lễ báo hiếu nhà Phật, đây còn là hội đua tài của các võ sĩ của ác làng võ trong vùng. Trong lễ hội có nhiều sinh hoạt văn hoá, đặc biệt là hát bội. Phần chính của hội là tranh tài cướp heo quay, vật cúng thần từ trên giàn cao tung xuống mang về cho làng mình. Người thắng cuộc là người được nhân dân quý trọng.

Lễ hội Quy Nhơn – Lễ hội đô thị cổ nước mặn

Đây là một trong những lễ hội Quy Nhơn lớn nhất, mang tính truyền thống và lâu đời nhất tại vùng đất võ này. Trong lịch sử, khu vực An Hoà là cảng nước mặn sầm uất và nổi tiếng nhất, nó cũng là dấu mốc đánh dấu sự giao hoà của hai nền văn hoá V iệt – Trung, chính vì thế mà ngày nay, dù bị mai một nhiều, nhưng lễ hội Quy Nhơn đô thị cổ nước mặn vẫn được tổ chức đều đặn tại chùa Ông, chùa Bà (thôn An Hoà, Phước Quang) với rất nhiều món ăn ngon và hàng trăm chiếc đèn lồng đầy màu sắc để chào đón du khách thập phương.

Lễ hội Quy Nhơn – Lễ hội Làng rèn Tây Phương Danh

Tây Phương Danh là làng rèn lâu đời tại Bình Định

Kéo dài trong 3 ngày (từ 12-14/2 Âm), đây là lễ hội quy tụ rất nhiều các hộ, người đang hành nghề rèn trong toàn tỉnh tới tham gia. Lễ hội Quy Nhơn này vừa là hình thức ghi nhớ, “uống nước nhớ nguồn” và vừa là dịp để các “tay búa” tranh tài với nhau.

Một số lễ hội khác tại tỉnh Bình Định

  • Lễ hội Quy Nhơn – Lễ hội Chợ Gò (Mùng 1 Tết)
  • Lễ hội Quy Nhơn – Lễ hội chùa Ông Núi (Ngày 24-25 tháng Giêng)
  • Lễ hội Quy Nhơn – Lễ hội đua thuyền (Mùng 2 Tết)
  • Lễ hội Quy Nhơn – Lễ hội Đèo Nhông (Mùng 5 tháng Giêng)
  • Festival võ thuật Bình Định
  • Đêm hội Tháp Đôi
  • Lễ hội Vía Bà
  • Lễ hội Tiền hiền
  • Lễ hội Đào Duy Từ

Lễ hội Quy Nhơn nói riêng và Bình Định nói chung từ lâu đã vượt qua ngưỡng lễ hội địa phương và được ví như một “viên ngọc sáng” về giá trị truyền thống, nét văn hoá dân gian được lưu giữ và truyền lại cho muôn đời sau.

Viết bình luận

You don't have permission to register