BẢN TIN HANOI TOURISM
TOP
  /  Tin Tức Du lịch   /  Kỳ lạ các phong tục Tết người dân tộc vùng cao
phong tục Tết người dân tộc

Kỳ lạ các phong tục Tết người dân tộc vùng cao

Với 54 dân tộc anh em, có thể nói nền văn hoá, phong tục truyền thống của người Việt Nam là vô cùng đa dạng. Ngay cả ngày Tết truyền thống (Tết Nguyên Đán) của mỗi dân tộc này cũng khác nhau và có những nét riêng độc đáo tới kỳ lạ. Dưới đây sẽ là phong tục Tết người dân tộc vùng cao lạ lùng và thú vị nhất.

Những phong tục Tết người dân tộc Việt Nam

Phong tục Tết người dân tộc 1

Phong tục Tết người dân tộc độc đáo và kỳ lạ

1. Tục “Gọi trâu về ăn Tết” của người Mường

Với đồng bào dân tộc Mường thì đây là nghi thức lớn và quan trọng nhất. Người Mường thường có một chiếc mõ treo trong nhà để tối Giao thừa sẽ mang ra gõ, đồng thời đốt đuốc để gọi vía trâu. Đây là phong tục Tết người dân tộc được cho là để trả ơn vật nuôi vì một năm vất vả, giúp con người lao động, cày cấy tạo ra lương thực.

Phong tục Tết người dân tộc Mường

Những chiếc “mõ trâu” trở thành vật dụng đặc biệt trong ngày Tết 

Ngoài ra, họ cũng treo những chiếc bánh ống lên cày, bừa, cuốc… những dụng cụ lao động trong nhà mình để “mời” chúng về ăn Tết cùng với gia đình mình.

2. Người Cao Lan niêm phong nhà bằng giấy đỏ

Phong tục Tết người dân tộc vùng cao

Tục dán giẩy đỏ ngày Tết của người dân tộc vùng núi phía Bắc

Phong tục Tết người dân tộc Cao Lan quan niệm rằng giấy đỏ mang lại sự may mắn, nên vào buổi sáng cuối cùng của năm cũ, họ sẽ dán loại giấy này lên toàn bộ các vật dụng trong gia đình cũng như các đồ làm nông (cày, cuốc, xẻng…) và đồng thời cũng dán lên cả những nơi quan trọng nhất trong nhà để thay cho mong muốn về một năm nhiều tài lộc, may mắn và bội thu.

3. Người Pu Péo “cướp” tiếng gà gáy

Phong tục Tết người dân tộc kỳ lạ và khá vui này là của người dân tộc Pu Péo và được thực hiện trong đêm giao thừa. Trước khi giao thời, các chàng trai phải canh chừng lũ gà trống trong vườn. Khi chúng vỗ cánh, rướn lên chuẩn bị cất tiếng gáy thì họ lập tức đốt quả pháo và ném vào chuồng để gà không gáy nữa.

Phong tục Tết người dân tộc Pu Péo

Thày cùng người Pu Péo đang làm lễ

Đồng thời lập tức, mọi người trong gia đình và hàng xóm lại cùng nhau hát ca, ai hát càng to, càng át được tiếng gáy của gà thì sẽ càng gặp may mắn và nhiều điều tốt đẹp trong năm mới.

Cũng trong những ngày đầu năm này, một phong tục Tết người dân tộc Pu Péo khác là, họ sẽ ăn bánh chưng đen vào tối 29 và ăn bánh chưng trắng vào tối 30. Đồng thời, không rửa bát đũa mà chỉ dùng giấy sạch để lau.

4. Người Giẻ Triêng ném xôi lên nóc nhà

Không giống với phong tục Tết người dân tộc truyền thống mà như một cuộc thi của làng. Trước ngày Tết 3 ngày, các chàng trai làng sẽ vào rừng đốn củi, đốt thành tro rồi mang về làng. Lúc này, người trong làng cũng sẽ nấu xôi, bôi lên cây giẻ khô, đốt thành tro. Hai chỗ tro này sẽ được trộn với nhau rồi tung lên thật cao.

Phong tục Tết người dân tộc vùng cao

Phong tục Tết người dân tộc Giẻ Triêng

Toàn bộ dân làng sẽ tập trung để hứng, ai hứng được nhiều hơn là người có được thành công và may mắn hơn. Ngoài ra, người dân sẽ nắm xôi, ném lên mái nhà, xôi của ai dính lại trên mái, người đó sẽ nhận được 100 gùi lúa vào năm mới.

5. Người Thái gội “tằng cẩu”, gọi hồn

Vào chiều 30 Tết Nguyên đán, người Thái trắng ở Sơn La sẽ sử dụng một loại nước gạo chua để gội đầu, nhằm xua đi những điều đen đủi, không may mắn của năm cũ. Giờ đây, phong tục Tết người dân tộc này dần mai một hoặc ở một số nơi, họ sẽ ra các con suối nhỏ để “gội tằng cẩu” (tằng cẩu là ý nói mái tóc búi cao của người Thái).

Phong tục Tết người dân tộc Thái

Tục gội đầu của người Thái đã trở nên vô cùng nổi tiếng

Còn với người Thái đen, họ có một phong tục nghe khá đáng sợ, đó là tục “gọi hồn”. Họ tin rằng mỗi đồ vật, cây cỏ, thậm chí mặt Trời hay mặt Trăng cũng đều có linh hồn. Nên vào đêm 30 Tết, các gia đình người Thái sẽ thịt gà để cúng tổ tiên và gọi hồn người thân đã khuất trong nhà. Chiếc áo của những người đã mất sẽ được buộc chặt, vắt trên vai thầy cúng.

Phong tục Tết người dân tộc 1

Lễ gọi hồn trong ngày Tết truyền thống

Sau đó người này sẽ ra đầu làng và cầm trên tay một que củi đang cháy để gọi hồn. Sau khi quay về, thầy cúng sẽ buộc lên tay các thành viên một sợi chỉ đen để trừ tà. Đây là phong tục Tết người dân tộc mang nhiều ý nghĩa về sự tôn kính người đã mất.

Người dân tộc Thái ở Sơn La và Lai Châu còn ăn Tết nhiều và dài hơn (gọi là mùa Tết). Bắt đầu là Tết Soong Sịp (Tết cơm mới), sau đó là Tết Kim Lao Mao (Tết uống rượu), Tết ông Táo và lớn nhất là Tết Nen Bươn Tiền (Tết Nguyên Đán).

Vào đêm giao thừa Tết Nen Bươn Tiền của người Thái, khi tiếng sấm đầu tiên của năm mới vang lên, các thành viên trong gia đình sẽ đi chạm vào từng đồ vật trong gia đình để “đánh thức” chúng. Một điều thú vị khác trong phong tục Tết người dân tộc người Thái là, họ sẽ ra con suối đầu nguồn và lấy nước về uống và rửa mặt (bắt buộc phải lấy trước canh 1). Nước càng trong, mát, người lấy sẽ càng may mắn và trẻ trung.

6. Đi… ăn trộm để lấy may

Phong tục Tết người dân tộc Dao

Phong tục Tết người dân tộc Dao

Ngoài ngôi nhà trình tường nổi tiếng, người dân tộc Lô Lô ở Hà Giang còn có quan niệm khá thú vị và kỳ lạ. Đó là vàp thời khắc giao thừa, nếu ai đi… ăn trộm và mang về nhà mình thứ gì đó mới mẻ thì cả năm, gia đình sẽ gặp may mắn, làm ăn phát đạt. Tuy nhiên, những thứ mà họ trộm về trong phong tục Tết người dân tộc này đều là những thứ nhỏ và hầu như không có giá trị vật chất nhiều (củ tỏi, củ hành, thanh củi…).

Đặc biệt, khi đi trộm phải bí mật, không được bàn với ai, không được rủ ai, gặp ai cũng không chào hỏi và càng không được để chủ nhà phát hiện. Tuy nhiên, mỗi gia đình khi “ra tay” thì phải mang về đủ số 12 (12 bắp ngô, 12 củ hành hay 12 thanh củi…).

Phong tục Tết người dân tộc Dao đỏ

“Kẻ trộm” bị phạt khi bị chủ nhà bắt được

Ngoài người Lô Lô thì người Dao đỏ ở Lai Châu cũng có tục lệ này. Nhưng khác một chút là nếu bị bắt, họ sẽ bị phạt bằng cách phải uống hết một chén rượu, còn nếu ăn trộm thành công, họ có thể mang tới “khoe” chủ nhà để lĩnh thưởng. Cũng theo phong tục Tết người dân tộc này, nếu nhà nào bị mất cắp nhiều nhất thì sẽ bị coi là không may mắn nhất.

7. Đàn ông H’Mông dậy sớm nấu ăn

Phong tục Tết người dân tộc H'Mong

Phong tục Tết người dân tộc H’Mong

Với người H’Mông thì đàn ông là trụ cột trong nhà, nên vào 3 ngày đầu năm họ dậy sớm nấu cơm như một cách nói rằng họ sẽ gánh vác mọi điều trong gia đình. Trong 3 ngày diễn ra phong tục Tết người dân tộc này, họ cũng không gọi phụ nữ dậy sớm và kiêng tối đa việc phải tiêu tiền.

8. Bếp của người Mông luôn đỏ lửa

Phong tục Tết người dân tộc H'Mong 2

Người H’Mông rất kiêng người khác thổi vào hay làm tắt bếp lửa của họ

Quan niệm của người Mông là không có năm nhuận, chỉ có 360 ngày. Theo phong tục Tết người dân tộc Mông, trên ban thờ năm mới của họ sẽ có một túm lông gà có dính tiết và dán vào tờ giấy, tất cả sẽ được dán lên tường nhà (nơi mà người Mông cho là nơi cư ngụ của Thần linh). Đặc biệt, người Mông rất thích có khách vào những ngày đầu năm, khách càng nhiều càng may mắn. Nhưng các vị khách cũng phải nhớ, không được thổi hay làm tắt bếp lửa của chủ nhà, vì với người Mông, đây là hành động khiến họ gặp vận rủi trong cả một năm.

9. Người Hà Nhì xem vận hạn qua lá gan

Phong tục Tết người dân tộc Hà Nhì

Phong tục Tết người dân tộc Hà Nhì

Không chỉ ăn Tết sớm hơn so với lịch chung của người Việt mà người Hà Nhì còn không có ngày Tết cụ thể và cố định nào. Mỗi năm, các vị già làng sẽ cùng họp bàn và thống nhất chọn ra ngày cho cả bản. Điều kiện để tổ chức, thực hiện phong tục Tết người dân tộc này là dựa vào là thời tiết, khí hậu, cũng như điều kiện kinh tế của dân làng trong cả năm đó.

Đặc biệt, mỗi nhà, dù giàu hay nghèo, cũng đều mổ lợn đón năm mới. Tất cả đều là lợn đực, được thiến từ đầu năm và để do chính gia đình đó vỗ béo. Khi mổ lợn thì “lá gan” là bộ phận quan trọng nhất, nếu lá gan lành lặn, màu tươi và mật lợn căng đầy thì có nghĩa gia đình sẽ chăn nuôi tốt, gặp nhiều may mắn, các thành viên trong gia đình hoà thuận.

10. Người Nùng không làm bánh ngày chẵn

Phong tục Tết người dân tộc Nùng

Người dân tộc Nùng sẽ không làm bánh vào ngày chẵn trước Tết

Trước dịp Tết khoảng 7 – 10 ngày, người Nùng sẽ kiêng làm bánh vào những ngày lịch chẵn, bởi theo họ, những ngày này không may mắn. Nếu ai cố tính gói bánh vào ngày này thì ruộng nương sẽ bị sâu bọ, mùa màng không bội thu. Cũng theo phong tục Tết người dân tộc này, vào sáng ngày mùng 1, mỗi gia đình sẽ cắt giấy đỏ và dán lên các dụng cụ, đồ dùng trong nhà, trên các gốc cây và chuồng trại…

11. Tục bắt chồng ở Tây Nguyên

Nếu người dân tộc vùng núi phía Bắc có tục “bắt vợ” thì ở Tây Nguyên lại có tục… “bắt chồng“. Người dân tộc Churu ở Tây Nguyên là những người sống theo chế độ mẫu hệ, chính vì thế, khi tới tuổi lập gia đình, cô gái sẽ tìm, chọn một người đàn ông mình thích, sau đó thông báo với gia đình mình.

Phong tục Tết người dân tộc ở Tây Nguyên

Phong tục Tết người dân tộc ở Tây Nguyên

Nếu gia đình chấp thuận, họ sẽ cử một người đến nhà trai để cầu hôn. Khi chàng trai và người nhà cùng đồng ý, nhà gái sẽ trao quà và đeo vào tay chàng trai chiếc nhẫn đính hôn. Sau 7 ngày, nhà gái sẽ chọn một đêm đẹp ngày để thực hiện lễ “bắt chồng”. Trong thời gian này, nếu chàng trai đổi ý, từ chối có thể mang nhẫn đến trả. Nhưng theo lời kể của các già làng thì phong tục Tết người dân tộc Churu này hầu như không có ai từ chối, bởi các đôi nam nữ đều đã tìm hiểu, yêu thương nhau trước đó rồi.

Ngoài những phong tục Tết người dân tộc như trên, còn có những phong tục khá độc đáo khác như:

  • Lễ ăn cơm mới của người Xá Phó
  • Tết Nhô Lirbông của người K’ho
  • Tết của dân tộc Phù Lá
  • Tết Prơ-giê-râm của người Cơ Tu
  • Tết hoa mào gà của người Cống
  • Phong tục thờ bát nước lã và lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn

Viết bình luận

You don't have permission to register