BẢN TIN HANOI TOURISM
TOP
  /  Kinh nghiệm du lịch   /  Tổng hợp những lễ hội Tây Nguyên hấp dẫn du khách

Tổng hợp những lễ hội Tây Nguyên hấp dẫn du khách

Một trong những điều khiến du lịch Tây Nguyên trở nên hấp dẫn du khách chính là các ngày hội văn hoá. Những lễ hội Tây Nguyên không chỉ nhiều, đa dạng mà còn thường xuyên được tổ chức một cách khá quy mô và hoành tráng. Hãy cùng Hanoi Tourism tìm hiểu một số lễ hội Tây Nguyên lớn và hấp dẫn du khách nhất qua bài viết sau đây.

Những lễ hội Tây Nguyên hấp dẫn nhất

Tìm hiểu về các lễ hội Tây Nguyên nổi tiếng nhất

Lễ hội Cồng Chiêng

Nhắc tới “Cồng – Chiêng” chính là nhắc tới Tây Nguyên. Lễ hội cồng chiêng cũng được coi là một trong những lễ hội Tây Nguyên lớn và nổi tiếng, được nhiều người biết tới nhất. Có lẽ cũng không quá khi nói rằng, đây chính là hình ảnh đại diện, đặc trưng cho mảnh đất này.

  • Thời gian tổ chức: Không cố định theo từng năm
  • Địa điểm: 5 tỉnh Tây Nguyên sẽ luân phiên tổ chức

Không chỉ có thế, sự nổi tiếng của cồng chiêng Tây Nguyên còn được UNESCO công nhận là “Di sản truyền khẩu và văn hóa phi vật thể nhân loại” vì những tinh hoa cũng như tôn vinh giá trị tinh thần truyền thống của người dân từ bao đời nay.

Lễ hội đua voi

Đua voi là một trong những lễ hội Tây Nguyên hấp dẫn, thu hút nhất, đặc biệt là của Bản Đôn.

  • Thời gian tổ chức: Thường vào tháng 3 hàng năm và kéo dài trong 3 ngày
  • Địa điểm: Bản Đôn, xã Krông na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk

Một số hoạt động tiêu biểu trong thời gian lễ hội Tây Nguyên này được tổ chức là:

  • Lễ cúng – cầu cho voi mạnh khỏe
  • Lễ cúng bến nước
  • Lễ hội đâm trâu (hay lễ ăn trâu mừng mùa)
  • Hội thi voi (voi chạy, đá bóng, voi bơi vượt sông Sê rê pôk…)
  • Lễ cúng lúa mới
  • Hội thi giã gạo…

Hội xuân Tây Nguyên

Hội xuân là lễ hội Tây Nguyên có thời gian tương đối dài (khoảng từ 2 đến 3 tháng) và được bắt đầu từ ngày đưa lúa vào kho đến ngày tiếng sấm đầu mùa vang lên.

Đây là khoảng thời gian mà người dân nơi đây sẽ không làm việc mà chỉ tổ chức và tham gia hội hè, sửa sang lại nhà cửa, cúng lễ dâng lên thần linh…

Lễ mừng cơm mới (lễ mừng lúa mới)

Nếu được hỏi rằng lễ hội Tây Nguyên nào khiến bạn thấy nhớ nhất thì có lẽ chính là lễ mừng cơm mới, hay còn gọi là Tết cơm mới (Tết Hạ Nguyên), một buổi lễ mừng được tổ chức vào mùa xuân hàng năm.

  • Thời gian tổ chức: Thường vào cuối tháng 11 – tháng 1 năm sau (dương lịch)
  • Địa điểm: Khắp các buôn làng Tây Nguyên

Lễ hội Tây Nguyên này được tổ chức nhằm để người dân nơi đây bày tỏ lòng thành, sự biết ơn tới các thần linh đã ban cho một mùa vàng bội thu, lúa gạo đầy ắp và cầu mong cho một mùa tiếp theo. Khi lễ mừng cơm mới được tổ chức, người dân sẽ uống rượu, hát hò thâu đêm, các món ăn đều là những đặc sản núi rừng cực kỳ hấp dẫn như cơm lam, gà nướng, lợn quay…

Lễ hội cafe

Cafe Ban Mê từ lâu đã trở thành một thương hiệu cafe nổi tiếng nhất Việt Nam. Chính vì thế, khi nói tới các lễ hội Tây Nguyên mà bỏ qua lễ hội cafe này thì thực sự là một thiếu sót lớn, hơn nữa, lễ hội Tây Nguyên này cũng có quy mô rất lớn (lớn nhất vùng) và bạn sẽ được thưởng thức các chương trình ca múa nhạc, triển lãm, hội thi tài… khi đến đây vào đúng dịp này.

  • Thời gian tổ chức: Thường tháng 3 hàng năm
  • Địa điểm: Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Tây Nguyên

Bảo tàng cafe ở Tây Nguyên cũng được xây dựng với thiết kế tuyệt đẹp, hiện đại không kém các nước châu Âu. Kể từ khi khánh thành, nơi đây cũng trở thành một trong những điểm tham quan, du lịch Tây Nguyên đẹp không thể bỏ qua bởi khung cảnh thiên đường.

Lễ bỏ mả

Xét về mặt thời gian thì lễ bỏ mả là một trong những lễ hội Tây Nguyên lâu đời nhất và mang nhiều giá trị tín ngưỡng tâm linh nhất với bà con dân tộc Tây Nguyên. Bởi họ tin rằng, khi con người chết đi, linh hồn họ sẽ vẫn ở lại trần thế và nhập vào một cơ thể trẻ em nào đó. Lễ bỏ mả được thực hiện nhằm đưa tiễn linh hồn người đã mất về với tổ tiên.

  • Thời gian tổ chức: Dân tộc Bahnar sẽ tổ chức vào tháng 9 – 10 âm lịch hàng năm / Dân tộc Jrai thường làm vào khoảng tháng 1 – 2 âm lịch
  • Địa điểm: Phần lớn tại các bản làng của dân tộc Bahnar và Jrai

Địa điểm tổ chức buổi lễ thường là ở nhà mồ, bên trong có những tượng gỗ được điêu khắc tinh xảo và rất tinh tế, mô phỏng lại cuộc sống sinh hoạt thường ngày để an ủi, động viên người mất. Sau khi lễ hội Tây Nguyên này kết thúc, người dẫn sẽ không lui tới khu vực này để linh hồn người mất hoàn toàn quên đi và đoạn tuyệt với tình cảm trần thế.

Lễ tạ ơn cha mẹ

Không hẳn là một lễ hội Tây Nguyên đúng nghĩa bởi lễ tạ ơn cha mẹ là lễ hội truyền thống của người dân tộc Bana và Jrai, nhằm bày tỏ lòng hiếu kính, biết ơn với cha mẹ. Cụ thể, những người con đã lập gia đình và ra ở riêng sẽ chọn một ngày tốt, đẹp nhất, sau đó mang trâu, bò, lợn, gà về nhà bố mẹ mình để làm lễ.

  • Thời gian tổ chức: Sau ngày lễ mừng cơm mới
  • Địa điểm: Các bản làng người Bahnar và Jrai ở Kon Tum

Nếu có dịp du lịch Tây Nguyên vào đúng dịp tổ chức các lễ hội này, đừng bỏ qua và hãy xem, văn hoá truyền thống của các dân tộc nơi đây có giống với những gì bạn từng biết hay không?

Viết bình luận

You don't have permission to register