Đặc sắc lễ hội đình Lục Nà và dấu ấn du lịch Bình Liêu đầu xuân

Du lịch Bình Liêu dự lễ hội đình Lục Nà

Nói tới du lịch Bình Liêu những năm gần đây thì không thể không nhắc đến các lễ hội văn hoá. Trong một năm, Bình Liêu có 4 lễ hội lớn nổi bật nhất, đó là Hội hoa sở – Ngày hội Kiêng gió của đồng bào dân tộc Dao Thanh Phán – Hội hát Soóng Cọ của đồng bào dân tộc Sán Chỉ – Lễ hội đình Lục Nà.

Đình Lục Nà nói chung và lễ hội đình Lục Nà nói riêng được coi là nét văn hoá đặc sắc, là dấu ấn trong du lịch Bình Liêu những ngày đầu xuân. Hãy cùng Hanoi Tourism ghé thăm mảnh đất nguyên sơ này và tìm hiểu về phong tục, lễ hội đình Lục Nà – ngôi đình duy nhất ở Bình Liêu.

Du lịch Bình Liêu dự lễ hội đình Lục Nà
Lễ hội Đình Lục Nà là điểm nhấn du lịch Bình Liêu những năm gần đây

Xem thêm: 

Đình Lục Nà ở đâu?

Đình Lục Nà thuộc thôn Bản Cáu, xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Đây không chỉ là một dấu tích lịch sử mà còn là ngôi đình duy nhất ở huyện Bình Liêu hiện nay.

Hàng năm, lễ hội đình Lục Nà vẫn được tổ chức thường xuyên và là một trong những lễ hội lớn, thu hút được đông đảo du khách thập phương tới tham dự. Những năm gần đây, khi du lịch Bình Liêu phát triển, được quan tâm và chú ý hơn thì những lễ hội truyền thống như hội đình Lục Nà đồng thời cũng trở thành một điểm nhấn để đưa du khách tới đây, đưa văn hoá Bình Liêu, du lịch Bình Liêu ra xa hơn, rộng hơn.

Du lịch Bình Liêu dự lễ hội đình Lục Nà 2021
Rước bài vị Thành Hoàng Làng

Kiến trúc đặc biệt của đình Lục Nà

Theo những thông tin còn ghi lại, đình Lục Nà là công trình được xây dựng từ thời Hậu Lê. Vốn có quy mô 5 gian, các thiết kế bên trong đều được làm bằng cột gỗ tròn, có đường kính trung bình khoảng từ 40 – 50cm. Tường đình Lục Nà được xây bằng gạch nung, mái lợp ngói âm dương.

Trải qua thời gian, ngôi đình đã xuống cấp và hư hỏng nhiều chỗ. Tới năm 2009, nhờ nguồn tài trợ từ ngân sách tỉnh, đình Lục Nà đã được tu tạo lại trên nền diện tích hơn 10.000m2 với tổng kinh phí khoảng 8.5 tỷ đồng.

Du lịch Bình Liêu dự lễ hội đình Lục Nà 2020
Kiến trúc mái âm dương của đình Lục Nà

Từ năm 2005, đình Lục Nà cũng được công nhận và xếp hạng “Di tích Lịch sử văn hóa cấp tỉnh“, từ đó góp phần thúc đẩy và trở thành một điểm đến không thể bỏ qua với mỗi du khách du lịch Bình Liêu.

Sự tích đình Lục Nà

Tương truyền, đình Lục Nà là nơi thờ Thành Hoàng làng Hoàng Cần. Ông vốn là một vị tướng quân, một anh hùng vỹ đại, góp công lớn trong cuộc chiến đấu chống lại giặc xâm lược phương Bắc và bảo vệ non sông nước Nam.

Nếu tới du lịch Bình Liêu vào một ngày gần đây, hãy hỏi các cụ già trong làng, hỏi những đứa trẻ về sự tích ngôi đình này, bạn sẽ được nghe rằng. Ngày xưa, khi người Tày ở Bình Liêu đang sinh sống bình yên, cuộc sống trôi qua nhẹ nhàng và hạnh phúc, người dân hoà thuận, cùng nhau trồng lúa, hái măng… thì bỗng giặc phương Bắc kéo đến, cướp bóc, phá hoại, gây ra trong lòng dân vô vàn oán hận và sợ hãi.

Du lịch Bình Liêu dự lễ hội đình Lục Nà
Du lịch Bình Liêu dự lễ hội đình Lục Nà

Tại ngôi làng nhỏ, có một chàng trai tên là Hoàng Cần, thân hình cao lớn, mặt mũi khôi ngô, tuấn tú, sức khoẻ hơn người lại giỏi võ. Chứng kiến cảnh bất bình và lầm than, chàng đã kêu gọi trai tráng trong làng, ngày đêm rèn luyện sức khoẻ và võ nghệ. Một ngày, khi thời cơ chín muồi, chàng cùng những trai tráng trong làng đã nổi quân, đánh cho lũ giặc xâm lược một phen kinh hồn bạt vía. Từ đó về sau, người dân Bình Liêu lại được sống trong yên bình và no ấm.

Sau khi Hoàng Cần mất, người dân Bình Liêu đã dựng lên ngôi đình này để thờ và tôn ông là Thần Hoàng Làng, thờ cúng và mở hội đình Lục Nà hàng năm để tỏ lòng biết ơn.

Kể từ khi được xây dựng, đình Lục Nà không chỉ là nơi tâm linh, thờ cúng vị anh hùng Hoàng Cần mà còn là nơi lưu dấu nhiều sự kiện lịch sử, như:

  • Ngày 20/11/1945 – Thành lập chính quyền cách mạng lâm thời của huyện Bình Liêu
  • Ngày 18/1/1946 – Thành lập Ủy ban Hành chính huyện Bình Liêu
  • Ngày 21/11/1946 – Thành lập lực lượng Vệ quốc đoàn của huyện
  • Sau Cách mạng tháng Tám và miền Bắc hoàn toàn giải phóng (1954), đình Lục Nà trở thành lớp bình dân học vụ
  • Một thời gian ngắn nơi này cũng là trường học của xã Lục Hồn
Du lịch Bình Liêu dự lễ hội đình Lục Nà
Các cô gái mặc trang phục đẹp dự lễ hội

Lễ hội đình Lục Nà có gì?

Nhằm bảo tồn, duy trì và phát huy các lễ hội văn hoá truyền thống của các dân tộc nơi vùng cao này, UBND huyện Bình Liêu đã nghiên cứu và phục dựng lại lễ hội đình Lục Nà (2006) và đã duy trì, tổ chức thường niên suốt từ đó cho tới nay.

Thời gian tổ chức:

Lễ hội đình Lục Nà hàng năm được tổ chức trong khoảng 3 – 5 ngày. Thời gian có thể thể không cố định một ngày, nhưng thường sẽ từ khoảng ngày 15, 16/1 – 20/1 Âm Lịch. Đây cũng được coi là một dịp tốt để khách du lịch Bình Liêu có thể tới tham dự và tìm hiểu thêm về những nét đẹp văn hoá nơi đây.

Lễ hội:

Lễ hội đình Lục Nà bao gồm 2 phần chính là phần “LỄ” và phần “HỘI”. Mỗi phần đều bao gồm nhiều hoạt động đặc sắc và thú vị, mang đậm nét văn hoá truyền thống.

Phần “LỄ” bao gồm:

  • Lễ rước sắc phong bài vị Thành Hoàng làng (một nhóm đông nam nữ được chọn trước sẽ mặc trang phục truyền thống, rước bài vị của Thành Hoàng Làng Hoàng Cần đi một vòng quanh thôn Bản Cáu, vừa đi vừa đánh trống, đập chiêng, khua cờ phía trước)
  • Lê khai trống mở hội
  • Lễ dâng hương
  • Lễ tế thần
Du lịch Bình Liêu dự lễ hội đình Lục Nà 2021
Nghi thức tế lễ

Phần “HỘI” chính là các hoạt động vui chơi, các trò chơi dân gian:

  • Bắn nỏ
  • Đẩy gậy
  • Tung còn
  • Cờ tướng
  • Đánh quay (có phần thi cho các cô gái dân tộc thiểu số)
  • Chọi chim
  • Nhảy bao bố
  • Thi đi guốc mộc
  • Bóng đá
  • Trình diễn trang phục dân tộc
Du lịch Bình Liêu dự lễ hội đình Lục Nà
Người dân rước bài vị quanh làng trong ngày hội đình Lục Nà

Tản mạn:

Một buổi sớm ngày xuân, đoàn người du lịch Bình Liêu từ phố thị vượt qua những cung đường quanh co, uốn lượn, tiết xuân thấm trong từng hạt mưa xuân bay nhẹ, phía trên cao, mây vờn phủ khắp đỉnh núi, dưới chân là từng đám cỏ non đang còn ướt sương, thơm mùi hoa lá đâm chồi. Tới Bình Liêu ngày khai hội, có thể cảm nhận được không khí náo nức ở khắp mọi nơi, từ đường làng tới sân đình, từ chính sự hối hả hay tinh tươm của người dân.

Từ người dân tới khách du lịch Bình Liêu, tới ngày hội đình Lục Nà, ai ai cũng chuẩn bị cho mình một mâm cỗ với những xôi, gà, thủ lợn, hoa quả… để dâng lên Thành Hoàng Làng, dâng lên các vị thần núi, thổ công, thổ địa để tỏ lòng thành kính và cầu xin một năm mới bình an, hạnh phúc, mùa màng bội thu.

Nhân vật quan trọng nhất trong suốt thời gian tế lễ, chính là vị “Chủ tế”. Trong ban tế lễ sẽ có 24 thành viên, nhưng chỉ 1 người duy nhất được chọn là “Chủ tế”. Người này nhất định phải là người “đức cao vọng trọng“, người được cả làng kính nể và thậm chí, gia đình người đó cũng phải là gia đình văn hoá, được làng giềng tôn trọng, yêu mến.

Trái ngược với không khí trang nghiêm buổi dâng hương tế lễ là lúc “thụ lộc”. Bà con cùng nhau xin Thành Hoàng Làng và các vị thần được hạ cỗ, trải chiếu ngay tại sân đình và liên hoan. Lúc này, dường như không phân biệt người ở đâu, chủ hay khách mà chỉ còn là tiếng cười, là câu chuyện được kể cùng chén rượu đưa lên. Bình Liêu đơn sơ, mộc mạc là thế, nhưng cũng đầm ấm, thắm đượm tình người lắm.

Một số hình ảnh trong lễ hội đình Lục Nà:

Trả lời